Xử phạt nồng độ cồn ở các nước trên thế giới

Xử phạt nồng độ cồn ở các nước trên thế giới

17

Th03

Xử phạt nồng độ cồn là công cụ hữu hiệu ngăn chặn các tài xế say xỉn điều khiển xe gây nguy hiểm cho cộng đồng. Lái xe sau khi uống rượu bia từ lâu đã trở thành vấn nạn giao thông và xử phạt nồng độ cồn là việc tất yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà lập pháp ở các nước luôn cố gắng củng cố và đưa ra các chế tài xử phạt khắt khe dành cho hành vi lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn để nâng cao ý thức người dân, tránh các tai nạn rủi ro xảy ra. Hãy cùng rượu mơ Yên Tử tìm hiểu quy định xử phạt ở các quốc gia trên thế giới.

Xử phạt nồng độ cồn ở Bỉ

Ở Bỉ khi kiểm tra nồng độ cồn các cảnh sát sẽ chốt chặn, dồn hai làn xe vào một rồi đưa một thiết bị dò tìm hơi men vào trong xe, đây chưa phải là máy thổi vì có hơi men trong xe chưa chắc là do người lái xe uống rượu mà có thể là do người đi cùng. Với những xe không có hơi rượu bên trong sẽ được cho đi đồng thời còn được tặng một dây đeo chìa khóa. Còn đối với những xe bị máy phát hiện thấy có hơi men thì nhóm cảnh sát thứ hai sẽ yêu cầu đưa xe vào lề đường và lái xe sẽ phải thổi vào máy đo nồng độ cồn. Lái xe được mời lên một xe chuyên dụng trong đó có thiết bị lớn hơn của cảnh sát dùng để đo chính xác nồng độ cồn trong hơi thở, trường hợp phát hiện có trong máu có cồn thì có thể lấy mẫu phân tích ngay tại đó.

Sau khi kiểm tra nếu nồng độ cồn thấp hơn 0,22ml lái xe sẽ được cho đi còn trong trường hợp nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, lái xe sẽ bị tạm giữ bằng lái trong 3 – 6 tiếng, nặng hơn nữa thì sẽ bị giam xe hoặc bị tịch thu bằng lái và phải nộp phạt. Cảnh sát chỉ lập biên bản chứ không nhận tiền phạt. Sau 45 ngày người vi phạm không nộp phạt sẽ bị bàn giao cho Tòa án xử lý. Nồng độ cồn càng cao thì tiền phạt càng nhiều. Mức phạt trung bình là từ 100 – 1260 euro tương đương 3 triệu đồng – 35 triệu đồng. Bên cạnh đó cảnh sát Bỉ cũng khuyên người dân nếu có ý định đi chơi đêm uống bia, rượu bên ngoài thì nên đi nhiều người chung một xe trong đó chỉ định trước một người hôm đó không uống bia, rượu và sẽ lái xe đưa mọi người về nhà sau cuộc vui.

Xử phạt nồng độ cồn ở Anh

Giới hạn nồng độ cồn khi lái xe tại mỗi khu vực ở Vương quốc Anh cũng khác nhau, hình phạt phụ thuộc vào người vi phạm sống tại Anh, xứ Wales, Bắc Ireland hay Scotland.

Nồng độ cồn cho phép tại Xứ Wales là (35 mcg/100 ml hơi thở). Vì nồng độ cồn trên mỗi 100 ml nước tiểu, hơi thở và máu có khác nhau nên các cơ quan kiểm tra sẽ đo bằng milligram (mg) hoặc microgram (mcg) tùy từng trường hợp. Theo thang đo thì 1 gram = 1000 mg và 1 mg = 1000 mcg. Ở Scotland thì nghiêm ngặt hơn. Giới hạn nồng độ cồn được phép lái xe là 50 mg/100 ml máu, tương đương 5 mcg/100 ml hơi thở. Lái xe bị bắt với nồng độ cồn vượt quá mức quy định có thể bị phạt tù ít nhất 3 tháng, nộp phạt số tiền tối thiểu 2.500 bảng khoảng 75 triệu đồng. Nếu bị kết án 2 lần trong một năm, người vi phạm sẽ bị phạt tù 6 tháng, cấm lái xe trong ít nhất một năm.

Xử phạt nồng độ cồn ở Nhật Bản

Ở khu vực châu Á, Nhật Bản là nước có tỷ lệ tai nạn vì rượu bia thấp nhất thế giới nhờ các chế tài nghiêm khắc của chính phủ cùng ý thức chấp hành cao của người dân. Theo Luật Giao thông đường bộ của nước này, lái xe có nồng độ cồn vượt ngưỡng 0,25mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc phạt tiền không quá 500.000 yen tương đương 100 triệu đồng Việt Nam, đồng thời bị phạt 13 điểm (lái xe bị phạt 15 điểm sẽ bị thu hồi bằng lái). Đối với những người lái xe trong lúc say sỉn không làm chủ được năng lực hành vi như đi đứng loạng choạng và nói năng lung tung thì bất kể người lái xe đó uống bao nhiêu rượu bia họ vẫn sẽ bị phạt tù tối đa 5 năm, hoặc phạt tiền không quá 1 triệu yen khoảng hơn 200 triệu đồng , đồng thời bị phạt 35 điểm. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, lái xe say rượu gây tai nạn bị phạt 20 năm tù đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người. Những người đi cùng xe với người lái xe sau khi uống đồ uống có cồn cũng sẽ bị phạt nếu họ biết lái xe đã sử dụng đồ uống có cồn. Người đi xe đạp cũng chịu những chế tài về rượu bia như tài xế ôtô để đảm bảo an toàn tối đa cho người đi bộ. Người nước ngoài vi phạm thậm chí có thể bị trục xuất.

Xử phạt nồng độ cồn ở Đức

Tại Đức nơi mà bia là thứ đồ uống đã trở thành thương hiệu của họ thì trung bình mỗi người nơi đây tiêu thụ gần 100 lít một năm. Tiêu thụ lượng rượu bia khổng lồ như vậy, nhưng nhìn chung, đa số người Đức đều chấp hành tốt các quy định liên quan đến nồng độ cồn khi lái xe, bởi pháp luật Đức rất nghiêm khắc đối với những người vi phạm trong lĩnh vực này. Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg lái xe sẽ bị phạt từ 500 – 1.500 euro, bị cấm lái xe trong vòng từ 1 đến 3 tháng đồng thời sẽ bị trừ 2 điểm trên hệ thống quản lý giấy phép lái xe. Một người nếu bị trừ đến 8 điểm thì sẽ bị tịch thu bằng lái và phải thi lại. Những người có nồng độ cồn cao hơn 1,1 miligam sẽ được coi là phạm tội hình sự, có thể bị tước giấy phép lái xe ít nhất 6 tháng và trong trường hợp nghiêm trọng người lái xe có khả năng sẽ bị cấm lái suốt đời. Đặc biệt ở Đức bộ quy tắc về sử dụng rượu bia và an toàn giao thông được áp dụng với cả oto lẫn xe đạp.

Xử phạt nồng độ cồn ở Mỹ

Theo bộ luật của Mỹ, giới hạn độ cồn được chia ra 2 mức độ đó là với người trên và dưới 21 tuổi. Dưới 21 tuổi, giới hạn nồng độ cồn là 20 mg/100 ml máu. Trên 21 tuổi, con số này là 80 mg/100 ml máu, tương đương mức được quy định ở Anh. Khi kiểm tra cảnh sát nơi đây tuýt còi yêu cầu lái xe xuống thử nồng độ cồn trong máu. Trước tiên cảnh sát sẽ để ý những dấu hiệu bên ngoài như mắt tài xế, giọng nói, động tác, mùi….. Sau khi kiểm tra cảnh sát có thể hỏi trực tiếp để xem tài xế có thừa nhận đã uống rượu hoặc chất kích thích hay không.Tiếp theo là bài kiểm tra độ tỉnh táo tại hiện trường, bao gồm một số hoạt động thể chất và tinh thần như: yêu cầu tài xế đi trên đường thẳng, giơ tay sang ngang rồi chạm vào mũi trong khi nhắm mắt, đọc bảng chữ cái theo chiều ngược… Cuối cùng, cảnh sát sẽ dùng thiết bị cầm tay để đo nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế. Sau khi kết quả cho thấy dấu hiệu say, tài xế thường sẽ bị tạm giữ bằng lái và sẽ bị tạm giam cho tới khi được thẩm phán cho tại ngoại hoặc có người nộp tiền bảo lãnh. Tài xế sẽ được cấp giấy phép lái xe tạm thời, giấy phép này có hiệu lực trong khi tòa án đang xem xét có tước bằng lái của tài xế hay không.

Trên đây là thông tin về quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn tại các quốc gia văn minh trên thế giới. Có thể thấy việc xử phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông ở các nước trên thế giới vô cùng nghiêm khắc. Xử phát vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông nhằm nâng cao ý thức người dân, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

Rượu mơ Yên Tử

[ux_sidebar]

VỀ CHÚNG TÔI

Thang Long Brewery tiền thân là Xí nghiệp bia Thăng Long, được thành lập năm 2001 tại Uông Bí, Quảng Ninh. Công Ty TNHH Đồ Uống Truyền Thống Việt Nam (gọi tắt là VTB) là đại diện thương mại của Thang Long Brewery, được thành lập năm 2017. VTB trực tiếp phân phối các sản phẩm rượu đặc sản OCOP Quốc Gia: rượu mơ Yên Tử, rượu ba kích Yên Tử, rượu mơ Song Lộc, rượu gạo Cuốc Lủi. Tập thể cán bộ Công ty luôn mong muốn mang đến khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đồ uống truyền thống Việt Nam đạt chuẩn chất lượng Quốc tế, tốt cho sức khỏe, được làm từ nông sản sạch có nguồn gốc rõ ràng, ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại, giám sát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Quay lại trang chủ Rượu mơ