Rượu bổ – Phần 1

Rượu bổ - Phần 1

26

Th07

I. BỒI BỔ VỚI DƯỠNG SINH

Từ cổ chí kim, con người vẫn mong muốn trường sinh bất lão hoặc không bị ốm đau. Tìm kiếm cách khỏe mạnh sống lâu đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thế giới, từ thời cổ xưa thậm chí là một bộ phận cấu thành quan trọng. Thế nhưng, dưới điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, vĩnh sinh còn chưa thể có được, mà sống lâu thì không phải là một điều không thể với tới. Hoạt động thực tiễn hàng nghìn năm của loài người đã sớm chứng minh được điều này.

Dưỡng sinh học vì cần sống lâu, không ốm đau mà phát triển lên đã có nguồn gốc xa xưa ở nước ta, có lịch sử hơn hai ngàn năm. Dưỡng sinh đã là một trong những nội dung quan trọng của y học Trung Quốc, nó vẫn ở dưới sự chỉ đạo tư tưởng “Chính khí tồn nội, tà bất khả can” (Chính khí ở trong, tà khí không thể can dự). “Tà khí sở tấn, kỳ khí tất hư” (Tà khí mà dồn vào, khí nó tất suy yếu) của lý luận kinh điển y học cổ truyền, không ngừng phát triển và hoàn thiện. Người xưa cho rằng điều kiện tiên quyết đề cầu được sống thọ là không có ốm đau. Muốn làm được điều này, trước tiên là phải tìm được cái gốc của bệnh tật.

Người xưa cho rằng: Tà khí là nhân tố dẫn đến bệnh tật, luôn tồn tại ở môi trường sống của chúng ta. Song cũng cùng một điều kiện như nhau lại có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh. Do vậy có thể thấy được nhân tố mấu chốt quyết định có phát bệnh hay không là sự khác biệt về cơ thể mỗi người. Cuối cùng, người xưa đưa ra tư tưởng của “Tà chi sở tấu kỳ khí tất hư”, tức là nguồn gốc của phát bệnh trước tiên là do chính khí của cơ thể suy nhược. Quan điểm này chỉ đạo dưỡng sinh, trước tiên là phải bồi bổ đủ chính khí thay thế cho số chính khí để suy yếu. Chỉ có như vậy mới có thể làm được điều “Chính khí tồn nội. Tà bất khả can”.

Bởi vậy sự bồi bổ đã trở thành một phương pháp tự nhiên quan trọng nhất của dưỡng sinh.

II. RƯỢU BỔ VỚI THUỐC BỔ

Trải quan những năm tháng thực tiễn và phát triển không ngừng của mấy ngàn năm, hiện nay những phương pháp bổ dưỡng đã và đang được lưu hành ở trong dân gian, cũng là cách mọi người đã quen biết từ lâu. Ví như bổ thuốc, bổ ăn, khí công, tức là ăn cái bổ của khí trời đất: tu đạo, tức là để điều chỉnh tâm thần chính đáng, rèn luyện thể năng để làm cho khí trong khỏe mạnh.

Rượu thuốc, xét về mặt thành phần và ứng dụng của nó thì chính là sản phẩm kết hợp của bổ thuốc và bổ ăn. Xét từ góc độ trung y học thì rượu thuốc chỉ là một trong những hàng trăm ngàn loại thanh chế của Đông dược. Người xưa gọi rượu là “Lao lễ”, là một trong những thứ trị bệnh cường thân nguyên thủy nhất. Luận trước kinh điển y học sớm nhất ở Trung Quốc, trong “Hoàng đế nội kinh” có ghi, con người ở xã hội nguyên thủy rất ít ốm đau, nếu như có ốm, cũng rất nhẹ, chỉ uống chút ít “Lao lễ” thì có thể chữa khỏi. Về sau, theo sự tiến bộ của xã hội loài người, môi trường sống của con người ngày càng phức tạp, bệnh chứng mắc phải cũng tương ứng nặng lên, đã đến mức chỉ uống “Lao lễ” thì không thể chữa khỏi. Vì vậy, người xưa lại thêm số thuốc chữa trị vào “Lao lễ”, đấy tức là rượu thuốc của người nay đã quen thuộc.

Rượu bổ, là một trong những loại rượu thuốc, công hiệu của rượu bổ là một trong nhiều công hiệu của rượu thuốc. Trong thang chế dưỡng sinh Đông dược, rượu bổ với sự chế biến dễ uống, dùng tiện lợi, lại có thể để lâu và được các nhà y học suy tôn và dân chúng ưa thích.

Ở trong Trung y học, bổ dưỡng không chỉ là một phương pháp dưỡng sinh, mà còn là một phương pháp chữa trị quan trọng. Bổ dưỡng có thể khôi phục chính khí của cơ thể, giúp con người sản sinh ra năng lực chống bệnh tự nhiên, khử trừ bệnh tà ra ngoài cơ thể.

Tổ tiên chúng ta từ lâu đã để ý tới nhiều thứ dược liệu có tác dụng bổ dưỡng kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe. Xét theo quan điểm y học hiện đại, công năng của thuốc bổ là có nhiều mặt, như nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, kéo dài tuổi thọ của tế bào; xúc tiến tuần hoàn máu; tăng cường công năng của tim; tăng cường năng lực chống mệt mởi và chịu đựng thiếu ô xy; đối với màng não có tác dụng cả hai mặt xúc tiến hưng phấn và tăng cường ức chế, nâng cao năng lực phản ứng của đại naõ; tăng trí nhớ; xúc tiến hoặc ức chế sự tiết hoặc tiết quá mức các hoóc môn và thể dịch…

Người xưa cho rằng rượu bổ có công hiệu hoạt huyết, chấn phấn tinh thần, điều chỉnh âm dương khí huyết. Thuốc phối hợp với rượu, có thể tác dụng bổ trợ cho nhau. Với vai trò chuyển tải, rượu có thể khiến thuốc đến thẳng chỗ bệnh. Hiện nay người ta cho rằng, rượu là một dung môi rất tốt, có thể hòa hợp rất nhiều thành phần hữu hiệu của dược liệu khó hoà tan trong nước. Vì vậy, xét về mặt phương thuốc bổ ích dưỡng sinh, ngam rượu và nấu rượu, hoàn toàn đều có tắc dụng công hiệu cao hơn thuốc sắc nước hoặc hoàn tán đơn thuần.

III. TÁC DỤNG CỦA RƯỢU BỔ

Xét từ phương pháp chế tác, rượu thuốc có thể chia làm 2 loại chính: rượu thuốc nghĩa rộng và rượu thuốc nghĩa hẹp. Rượu thuốc nghĩa rộng, tức là thêm rượu vào các thang thuốc bào chế Đông dược. Các loại thuốc bào chế có phối hợp với rượu của người xưa có: rượu ngâm, haonf rượu, cao rượu, tán rượu, rượu sắc, cũng tức là lấy rượu làm chất hòa tan của Đông dược; Rượu thuốc theo nghĩa hẹp, tức chuyên chỉ rượu ngâm hay là dung dịch rượu với Đông dược ngâm sau một thời gian nhất định (loại rượu thuốc quen thuộc của người thời nay).

Rượu bổ, là rượu được ngâm với thuốc bổ là chính. Theo quan điểm của người xưa, uống thuốc tức là tẩm bổ, đây là cách nói theo nghĩa rộng. Đương nhiên trong rượu bổ thường bao hàm nhiều loại thuốc khác nhau với mục đích chống tà là chính, thậm chí có khi lấy loại thuốc này làm thành phần chủ yếu. Nhưng theo như bệnh chứng tương ứng với nó mà nói, quả là có tác dụng bổ ích. Loại rượu bổ cổ truyền được giới thiệu trong sách này, là những rượu thuốc lấy bổ là chính, đồng thời hầu như đều là rượu bổ của nghĩa hẹp.

Về chế tác của rượu bổ, người xưa đại để có mấy loại phương pháp dưới đây:

1. Rượu ngâm:
Đem thuốc đập nhỏ, ngâm trong rượu sau một khoảng thời gian nhất định là được. Thông thường yêu cầu khi ngâm phải bịt kín miệng bình, người xưa hay dùng túi lụa đựng thuốc ngâm vào trong rượu. Túi lụa, tức túi làm bằng lụa tơ tằm. Ngày nay người ta thường dùng vải bọc hoặc túi vải đựng cũng được. Gia đình tân tiến hiện này ngâm rượu thường không dùng túi, mà bỏ thẳng thuốc vào bình, cho rượu trong vào ngâm. Thường yêu cầu vừa uống vừa thêm rượu mới vào bình, cho đến khi mùi thuốc nhạt hết. Uống hết rượu rồi, có thể lấy thuốc ra, sấy kho hoặc phơi khô rồi nghiền thành bột, hoặc pha với rượu uống, hoặc cho vào mật ong để luyện chế thành thuốc viên.

2. Lên men:
Người xưa, nhất là các nhà y học cổ xưa thường dừng cách này để chế tác với khối lượng lớn. Tức là đem thuốc bỏ vào nước sắc lấy nước thuốc, đổ vào cơm (thường dùng cơm nếp), và rắc men rượu vào rồi ủ đến khi lên men mốc, ép lấy nước rượu. Cũng có thể tán thuốc thành bột, rắc vào cơm để lên men. Cách này tương tực như cách làm rượu ngọt (rượu nếp) của gia đình hiện nay. Các nhà y học cổ xưa thường dùng cách này để sản xuất ra nhiều sản phẩm dự trữ cho lúc cần. Rượu thuốc chế tác bằng phương pháp này dễ bị chua do để lâu. Trước đây người ta thường bịt kính bình rượu rồi để ở trong giếng nước lạnh bảo quản. Ngày nay nhiều nhà có điều kiện có theero bảo quản trong tủ lạnh.

3. Rượu sắc:
Đây là một trong những phương pháp chế rượu thuốc đơn giản nhất. Tức là đem thuốc giã nhỏ, cho vào rượu sắc rồi uống. Có một cách nấu thuốc gọi là “Trọng thang” (“canh nặng”), tức là sau khi bỏ thuốc vào trong rượu, bịt kín bình rườu để bình rượu vào trong nồi, cho nước vào nồi đun lửa nhỏ nấu bình rượu cách thủy.

4. Cao rượu:
Tán nhỏ thuốc, cho vào rượu trong vừa phải đem sắc thuốc ở trên lửa, đến khi cô lại thành cao là được.

5. Hoàn (viên) rượu:
Tán thuốc thành bột, cho rượu và bột gạo vào, chế thành thuốc viên lưu trữ. Khi uống hòa với rượu hoặc uống với rượu, hoàn rượu và cao rượu trong sách này giới thiệu rất ít.

6. Tán rượu:
Tán thuốc thành bột, mỗi lần lấy lượng vừa phải, uống với rượu hoặc ngâm vào rượu một lát rồi uống. Loại rượu thuốc này hầu như không có dẫn dùng trong sách này.

Khi người xưa chế rượu, hoặc có yêu cầu đặc biệt, có điều thậm chí bị người nay coi là mê tín, ví dụ “ngày mồng 5 tháng 5 không được cho phụ nữ nhìn”; “Xuân hạ 5 ngày; thu đông 10 ngày”; “đựng bằng đồ bạc”,… Ở đây, chúng tôi hầu như dẫn dùng nguyên văn để cung cấp người nay sử dụng theo phê phán.

IV. CHẾ TÁC RƯỢU BỔ

Trước đây, người ta muốn sản xuất hàng loại rượu thuốc thì đều phải dùng phương pháp lên men. Ngày nay, rượu bổ ngày càng được mọi người ưa thích, do đó càng được các nhà doanh nghiệp để mắt đến. Hiện nay các xí nghiệp sản xuất rượu bổ, vẫn thường sử dụng phương pháp ngâm là chính, chỉ khác là ngày nay người sản xuất ngoài việc coi trọng công hiệu của rượu bổ, còn rất chú trọng tới mùi vị và nồng độ của rượu, phương pháp thông thường là:

Đem lại các loại thuốc giã nhỏ, gói bằng vải gạc, bỏ vào vại sứ đậy bọc kín ngâm từ nửa ngày đến một tháng, hoặc để lâu hơn để thành phần thuốc hòa tan triệt để, rồi đổ rượu ra. Căn cứ vào yêu cầu về mùi vị và nồng độ của rượu ngâm mà có thể cho vào rượu mới một mùi vị và nồng độ phù hợp trước khi đóng vào chai.

Để sản xuất hàng loạt rượu bổ, ngoài việc phải đảm bảo chất lượng thông qua kiểm tra, kiểm nghiệm cho phép, còn phải thông qua thí nghiệm nghiệm chứng lâm sàng đảm bảo không có hại cho cơ thể. Đương nhiên, cuối cùng là phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất rượu thuốc theo Luật quy định của Nhà nước.

V. CÁCH DÙNG VÀ CẤM KỴ

Trước đây người ta khi sử dụng thuốc để tẩm bổ, có rất nhiều yêu cầu đặc biệt. Ví dụ: “Uống vào tháng đông” (Đông nguyệt phục); “Uống lúc đói bụng” (không tâm phục); “ngày 3 đêm 4”, “Mặt hướng về phía đông uống”, “không cho chó gà nhìn thấy”,… Đặc biệt là nhấn mạnh tới mùa. Người xưa cho rằng, mùa thu đông là thời kỳ tốt nhất cho bồi bổ sức khỏe, gọi là “tiếp nhận trong mùa thu cất giữ trong mùa đông” (“Thu thu đông tàng”). Chỉ có như vậy mới có thể tích trữ số năng lượng nhất định, đến mùa xuân hạ của “Xuân sinh hạ trưởng”, con người ta mới có nguồn năng lượng cung cấp cho sinh trưởng sử dụng.

Hiện nay, mọi người uống rượu bổ, ngoài việc coi trọng “đối chứng” (đúng với tình trạng sức khỏe) ra, hầu như không có yêu cầu nào khác, hoặc 1 ngày 3 lần, hoặc sớm, tối uống, hoặc uống vào buổi sáng, hoặc uống trước khi ăn, sau khi ăn. Điều này đều giống quy định thông thường của cách uống thuốc. Cách dùng của mỗi thứ rượu bổ, đều giới thiệu tường tận trong phương thuốc.

Lượng uống rượu bổ của người xưa được sử sách ghi lại nói chung là lớn, ít thì 1 chén, 1 cốc, nhiều thì 1 thăng hoặc vài thăng. Điều này là do mấy nguyên nhân: Thứ nhất, rượu trắng của người xưa làm ra có độ cồn thường thấp, sau khi ngâm thuốc thì độ càng thấp, nên khi uống thiên về nhiều là điều có thể hiểu được; Thứ hai, đơn vị cân đong của người xưa nhỏ hơn so với ngày nay “1 thăng” chỉ tương đương khoảng 300-400 ml, “chén” cũng có “chén to” và “chén nhỏ”; Thứ ba, người xưa làm quá nhiều lao động chân tay, tiêu hao năng lượng lớn hơn, nên lượng rượu cũng có thể lớn hơn.

Ngoài ra người xưa uống rượu còn có kiểu “Thường lệnh hữu tửu khí” (luôn luôn cho có mùi rượu), “Tùy ý uống”, “uống theo khả năng chứa được” (“Lượng tính ẩm dụng”). “Bất chí túy thổ” (không đến mức nôn ra),… Cách dùng và lượng dùng theo quan điểm của người xưa đều cung cấp cho người nay tham khảo.

* Về mặt cấm kỵ: Người xưa coi rượu thuốc cũng như các loại thuốc bào chế, chứ không như hiện này người ta coi rượu thuốc là một loại đồ uống đặc biệt. Bởi vậy, trong khi sử dụng, người xưa đề theo yêu cầu thông thường khi uống thuốc Đông dược không được ăn một số thức “cấm kỵ”. Ví dụ: Không ăn thịt gà, vịt, cá, gừng, hành, tỏi, … Ngày nay những cấm kỵ này, có một số có thể tin được, còn một số lại chỉ thuộc về mê tín. Cho nên, trong khi chùng tôi giới thiệu về phương thuốc cổ hầu như dẫn dùng nguyên bản cũ, chỉ để cung cấp tham khảo.

Điều cần coi trọng đặc biệt là: Người xưa rất giỏi dùng thuốc có tính độc tức là loại Đông dược có tính kích thích mạnh và tác dụng độc phụ đối với cơ thể người, như Ô đầu, Thiên hùng, Phụ tử, Chu sa, Nhản vu, Thạch nam, Khiên ngưu tử, Cam túy, Hùng hoàng, Lưu hoàng, Tế tân, Độc xà, Nam tinh, … Vì vậy mỗi khi thấy loại rượu bổ có các thành phần thuốc trên, không nên uống quá nhiều, thậm chí uống bừa bãi. Điều này trong phần những “điều cần chú ý” chúng tôi đều có nói rõ ràng.

Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc nhở độc giả, nên phối chế và uống rượu bổ dưới sự chỉ đạo của thày thuốc.
Rượu bổ Phần 2

VỀ CHÚNG TÔI

Thang Long Brewery tiền thân là Xí nghiệp bia Thăng Long, được thành lập năm 2001 tại Uông Bí, Quảng Ninh. Công Ty TNHH Đồ Uống Truyền Thống Việt Nam (gọi tắt là VTB) là đại diện thương mại của Thang Long Brewery, được thành lập năm 2017. VTB trực tiếp phân phối các sản phẩm rượu đặc sản OCOP Quốc Gia: rượu mơ Yên Tử, rượu ba kích Yên Tử, rượu mơ Song Lộc, rượu gạo Cuốc Lủi. Tập thể cán bộ Công ty luôn mong muốn mang đến khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đồ uống truyền thống Việt Nam đạt chuẩn chất lượng Quốc tế, tốt cho sức khỏe, được làm từ nông sản sạch có nguồn gốc rõ ràng, ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại, giám sát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Quay lại trang chủ Rượu mơ