Rượu bổ – Phần 2

Rượu bổ - Phần 2

31

Th07

RƯỢU ĐẠI BỔ NGUYÊN KHÍ

Rượu Sâm khởi (“Phổ tế phương”)

Công hiệu: Đại bổ nguyên khí, nuôi âm huyết, uống lâu ngày tăng tuổi thọ, thần sắc đẹp, chữa trăm bệnh, bổ mọi hư yếu, chữa bệnh hay quên, khó ngủ.

Phối phương: Nhân sâm 30gr, Cẩu khởi tử 250gr.

Cách chế: Bỏ thuốc vào bình, đổ rượu trắng trong 5 lít, ngâm 5 ngày là có thể dùng được.

Cách dùng: Mỗi ngày sáng, tối, mỗi buổi uống 2 chén con.

Chú ý: Sau khi uống lại thêm rượu vào bình. Nhân sâm có phân loại Bạch sâm, Hồng Sâm, Tây dương sâm. Bạch sâm tính bình hòa. Hồng sâm tính nóng khô, Tây dương sâm tính mát đạm. Người hư âm huyết nặng nên dùng Bạch sâm hoặc Tây dương sâm, người bịnh thường tay chân lạnh nên dùng Hồng sâm.

 

Rượu Sâm kỳ “Nhân tồn phương”)

Công hiệu: Đại ích chân khí, bổ hư bài tà thông vinh vệ, khí huyết lưu thông, uống lâu ngày người nhẹ nhõm, động tác nhanh nhẹn. Chủ trị các loại phong tê, đau chân tay, đi lại khó, thắt lưng đầu gối yếu.

Phối phương: Nhân sâm; Hoàng kỳ, Bạch phục linh; Thiên ma; Bạch truật, Tì giải, Phòng phong; Bạch Tật lê; Xuyên đoạn, mỗi thứ 30gr. Đương qui; Xuyên cung; Khương hoạt; Bào phụ tử; Bào xuyên ô, Xích thược dược; Độc hoạt; Đỗ trọng; Ngũ gia bì, mỗi thứ 80gr.

Cách chế: Đem Đỗ trọng và Bạch Tậ lê sao cháy trước, rồi đem tất cả các loại thuốc trên nghiền nhỏ, đựng vào túi vải, cho rượu trong vào ngâm trong hũ bịt kín, mùa xuân ngâm 5 ngày, mùa hạ ngâm 3 ngày, mùa thu ngâm 7 ngày, mùa đông ngâm 10 ngày là thành.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 chén vào sáng sớm, cũng có thể uống tùy lúc.

Chú ý: Nguyên phương thuốc cổ có Hổ cốt 100gr, vì thuộc cấm dùng, ở đây lấy Ngũ gia bì thay thế cung cấp tham khảo. Rượu này tính ôn bổ, thích hợp với người già gân cốt yếu; người trẻ uống thì phát triển cơ bắp, tăng sức lực.

 

Rượu Nhân sâm sài hồ (“Phổ tế phương”)

Công hiệu: Ích khí nuôi gan. Trị người lớn trẻ em nam hư lao gầy yếu, ho hen chảy rãi, da thịt nóng đổ mồ hôi trộm.

Phối phương: Nhân sâm; Sài hồ; Địa cốt bì; Phục linh bạch thược; Cam thảo mỗi thứ 30gr. Thanh cao 15gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, dùng túi vải đựng cho 5 lít rượu trong., ngam 7 ngày rồi mở ra dùng. Cũng có thể tán nhỏ thuốc, sắc bằng rượu uống.

Cách dùng: Rượu ngâm, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 chén; hoặc lấy bột thuốc 10gr, sắc với rượu, nước mỗi thứ 1 chén, ngày 2 lần.

Chú ý: Rượu này bổ khí thanh hư nhiệt, có tác dụng chữa tốt đối với đổ mồ hôi trộm nhiệt do thiếu 2 thứ khí âm trong phổi, đồng thời có thể bổ tì sinh huyết.

 

Rượu Ngũ tinh ích khí (“Phổ tế phương”).

Công hiệu: Bổ hổ ích khí, kiện tì ích vị. Trị thượng cách (lồng ngực) quá nóng, hạ tạng (tạng phủ phía dưới tức bụng) hư lạnh, da khô nhăn, sức yếu, đại tiện khó, hoặc đôi lúc đi lỵ, váng đầu đờm suyễn,  miệng khô lưỡi cứng, tăng thêm tuổi thọ.

Phối phương: Bạch phục linh, Can cúc hoa, Thạch xương bổ; Quế tâm, mỗi thứ 60gr. Bạch truật; Thiên môn đông; Nhân sâm; Ngưu tất mỗi thứ 45gr. Sinh hoàng tinh; Sinh địa hoàng mỗi thứ 500gr.

Cách chế: Tán nhỏ các loại thuốc, dùng túi vải đựng, cho vài bình, đổ vào 10 lít rượu trong ngâm 10 ngày được. Cũng có thể dùng Sinh hoàng tinh, Sinh địa mỗi thứ 5 cân, thái nhỏ cho vào nước sắc lâu thành cao, mỗi lần lấy một ít pha vào rượu thuốc ngâm trên để uống.

Cách dùng: Uống vào trước mỗi bữa ăn, không được say.

 

Rượu Tứ bổ (“Thánh tế tổng lục”)

Công hiệu: Ích khí huyết, bổ nguyên tạng sáng nhan sắc.

Phối phương: Bách tử nhân, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Ngưu tất mỗi thứ 90gr.

Cách chế: Dùng 2 lít rượu trong, ngâm các loại thuốc. Vào mùa xuân hạ 7 ngày, mùa thu đông ngâm 14 ngày. Sau khi ngâm mền rồi đem các loại thuốc đó dã nát như đất, chế thành thuốc viên to như hạt trẩu.

Cách dùng: Mỗi sáng, lấy 20 viên, pha với rượu trắng uống.

Chú ý: Cũng có thể ngâm thuốc trong rượu, uống rượu là được, cũng có thể ngâm bằng 10 lít rượu lại lấy bã thuốc ra, chế thành viên thuốc, lại dùng rượu ngâm đó pha uống. Rượu này thiên về bổ huyết sinh khí, thích hợp với người thiếu máu.

 

Rượu bổ khí khử phong (“Bản sự phương”)

Công hiệu: Bổ huyết ích khí, khử phong, khỏe gân cốt, khỏe chân.

Phối phương: Nhân sâm, tì giải, Tiên linh tì, Ý dĩ nhân; Ngưu tất. Thục địa hoàng mỗi thứ 60gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, đựng trong túi vải, cho vào 6 lít rượu trắng ngâm 10 ngày là được.

Cách dùng: Mỗi ngày sớm tối, mỗi buổi uống 1 chén. Khi lấy một chén ra khỏi bình thì thêm 1 chén rượu mới vào bình.

Chú ý: Nếu là phụ nữ dùng thì bỏ đi Ngưu tất.

 

Rượu ít khí cường gân (“Thánh tế tổng lục”)

Công hiệu: Ích khí cường gân. Trị co chân, thắt lưng yếu, váng đầu hoa mắt.

Phối phương: Nhân sâm, Cúc hoa, Xuyên cùng, Quế tâm, Sơn thù du, Phòng phong mỗi thứ 45gr

Độc hoạt; Bạch truật; Phục linh; Thạch hộc, Ngưu tất, Đan sâm, Sinh địa hoàng, Hoàng kỳ mỗi thứ 60gr.

Cách chế: Tán nhỏ các loại thuốc trên, đựng vào túi vải, bỏ vào trong hũ sứ đổ 10 lít rượu trắng vào ngâm, bịt kín 5-7 ngày là được.

Cách dùng: Uống theo khả năng, ngày 6 lần, khiến luôn có mùi rượu. Trường hợp chân yếu, quá đau, lấy bã rượu ra, làm tán rượu hòa vào với rượu ngâm uống.

Chú ý: Phụ nữ trước và sau khi hành kinh 3 ngày ngừng uống.

 

Rượu Thạch hộc nhân sâm (“Thánh huệ phương”)

Công hiệu: Bổ khí thăng dương. Trị toàn thân không có sức, gân cốt đau buốt.

Phối phương: Thạch hộc 120gr, Nhân sâm 20gr, Đan sâm, Xuyên cung, Đỗ trọng, Phòng phong, Bạch truật, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử, Đương qui, Quế tâm, Ngũ gia bì, Trần bì, Can khương, Thự dự, Bạch phục linh; Ngưu tất, Cam thảo mỗi thứ 60gr.

Cách chế: Tán nhỏ các loại thuốc trên, đựng vào túi vải, bỏ vào tỏng hũ sứ đổ 20 lít rượu trắng, ngâm kín 7 ngày sau thành.

Cách dùng: Lúc đầu ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén con, dần dần tăng lên 2 chén. Không nên uống quá say.

Chú ý: Phụ nữ trước và sau khi hành kinh 3 ngày ngừng uống.

 

Rượu Kim sâm (“Trửu hậu phương”)

Công hiệu: Ích khí huyết, khỏe gân cốt, khử phong khí. Chữa các loại phong thấp tê đau, cơ thể mệt không có sức, váng đầu hoa mắt, uống lâu ngày tăng tuổi thọ.

Phối phương: Nhân sâm 60gr, Kim nha, Nhân vu, Thục tiêu, Can địa hoàng, Manh thảo, Phòng phong, Phụ tử, Địa phu tử, Sóc căn, Thăng ma mỗi thứ 90gr. Khương hoạt 150gr. Ngưu tất 120gr.

Cách chế: Tán nhỏ các loại thuốc trên cho vào hũ sứ, lấy 15 lít rượu ngâm bịt kín, 7 ngày sau là được.

Cách dùng: Ngày uống 2 chén con. Sớm tối mỗi buổi 1 chén, sau tăng dần lượng.

Chú ý: Trong phương thuốc có: Nhân vu, Phụ tử, Thục tiêu là vị độc khô háo nặng, nên không thể uống quá lượng. Người âm khuy hư nhiệt cấm uống.

 

Rượu Ngũ vị (“Thành huệ phương”)

Công hiệu: Bổ ích sức lực, chữa váng đầu gió, không ăn được.

Phối phương: Thự dự, Sơn thù du, Bạch truật, Ngũ vị tử mỗi thứ 200gr. Phòng phong 250gr; Nhân sâm 30gr, Đan sâm, Sinh khương mỗi thứ 120gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, đựng bằng túi vải, cho vào hũ sứ ngâm với 10 lít rượu trắng trong, sau 7 ngày thì sử dụng được.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 chén.

Chú ý: Nếu vị rượu làm khô miệng thì bỏ đi Sinh khương là được.

 

Rượu Nhân sâm Hoàng kỳ (“Thánh huệ phương”)

Công hiệu: Bổ chủ yếu cho hư lao, tăng sức lực, trừ tê, yếu thắt lưng chân và phong chạy trên mặt, lợi cho khớp xương, cừng gân cốt.

Phối phương: Thạch hộc 120gr, Nhân sâm; Hoàng kỳ; Đan sâm; Đỗ trọng; Ngưu tất; Ngũ vị tử: Bạch phục linh; Sơn thù du; Thự dự; Tì giải; Phòng phong; Sinh khương mỗi thứ 60gr. Cẩu khởi tử; Thiên môn đông, Ý dĩ nhân mỗi thứ 150gr; Tế tân 30gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, đựng vào túi vải, cho vào hũ sứ đổ 10 lít rượu trắng trong, ngâm 7 ngày thì có thể dùng.

Cách dùng: Mỗi ngày vào buổi sớm, tối mỗi buổi uống 1 chén, sau đó tăng dần lên 2 chén.

Chú ý: Người âm huyết khuy nặng, có thể bỏ đi Sinh khương; Tế tân.

 

Rượu Ngũ thạch (“Phổ tế phương”)

Công hiệu: Chữa trị ngũ lao thất thương, bổ ích cho các loại hư tổn.

Phối phương: Hoàng kỳ 120gr, Tử thạch anh; Xích thạch chi, Thạch lưu hoàng; Thạch hộc; Bạch thạch chi mỗi thứ 60gr. Quế tâm, Ô mai, Chung nhũ, Xuyên cung, Phòng phong, Phục linh, Bạch truật, Can địa hoàng; Nhục thung dung; Bào phụ tử mỗi thứ 60gr. Nhân sâm 30gr. Cứu cam thảo, Thược dược, Đương qui, Tế tân mỗi thứ 90gr. Đại tảo 100 quả; Can khương 120gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, đựng vào túi vải, để vào hũ sứ, đổ 20 lít rượu trắng trong vào ngâm kín 14 ngày sau, lấy bã thuốc ra, nghiền nát, thêm mật ong chế thành viên thuốc to như hạt trẩu.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén với 10 viên thuốc, tăng dần lên 3 chén.

Chú ý: Cả phương thuốc dùng đều thiên về loại mạnh, nên không thể uống quá. Để điều hòa mùi vị rượu, có thể dựa vào lượng rượu cho thêm đại tảo (táo tầu). Bệnh không nặng, có thể không chế thuốc viên uống. Kiêng kỵ không ăn các loại rong biển (hải đới) và rau cải trắng trong khi dùng thuốc.

 

Rượu Ngũ lao chung nhũ (“Hòa tễ phương”)

Công hiệu: Chủ trị ngũ lao thất thương, tổn thương khí phổi. Đàn ông suy già tuyệt dương khí, tay chân lạnh, trong tâm thiếu khí, tủy suy đau lưng, chân tê người khó chịu, miệng khô không ăn được. Thuốc này hạ khí tiêu hóa tốt, phát triển cơ bắp, yên ngũ tạng, trừ vạn bệnh.

Phối phương: Thố ti tử, Thạch hộc mỗi thứ 60gr, bột chung nhũ 120gr; Ngô thù du 30gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, đựng vào túi vải, ngâm với 5 lít rượu trắng trong, sau 7 ngày thì lấy bã thuốc ra để chỗ râm hong khô tán thành bột, cho mật ong vào viên thành viên to bằng hạt trẩu.

Cách dùng: Mỗi ngày vào buổi sớm – tối, mỗi buổi uống 1 chén rượu pha với 30 viên thuốc.

Chú ý: Khi cảm thấy miệng, lồng ngực nóng, khô, tạm ngừng uống, uống sữa đậu nành có thể giải. Trong 7 ngày mới uống, kiêng giao hợp, qua 7 ngày thì được.

 

 

Rượu Tứ quân tử (“Thánh huệ phương”)

Công hiệu: Bổ trung (trong người) ích khí. Trị lao vệ khí hư (hư hại), tạng phủ yếu, chướng ngực chướng bụng, không hề muốn ăn, ruột kêu đi ngoài, ọe nôn mửa.

Phối phương: Nhân sâm, Cứu cam thảo, Phục linh; Bạch truật mỗi thứ 60gr.

Cách chế: Tán nhỏ thuốc, đựng vào túi vải bỏ vào hũ sứ ngâm với 5 lít rượu trắng trong bịt kín, sau 7 ngày có thể sử dụng.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 chén.

Chú ý: Đây là danh phương Trung dược “Tứ quân tử thang” ngâm rượu chế thành. Vì vậy có thể lấy bã thuốc ra chế thành viên thuốc to như hạt trẩu, uống với rượu.

 

Rượu Hư nghịch bổ khí (“Thiên kim phương”)

Công hiệu: Bổ khí, thông trị tất cả các trường hợp thiếu khí và gầy còm.

Phối phương: Đại tảo 5 cân, cam bì (vỏ cam) 10 vỏ nguyên, Can khương 60gr, Can địa hoàng 250gr

Cách chế: Đem Đại tảo cho vào 10 lít rượu ủ trong 3 ngày. Sau đó lấy Đại tảo ra để trên lửa chưng thành dạng cao. Lại đem Đại tảo bỏ vào rượu ngâm trước đây sắc lên, để còn lại khoảng 5 lít, bỏ hết vỏ, hạt táo tắt lửa lọc cao tảo ra, them vào bột tán từ các loại thuốc còn lại, khuấy đều là được.

Cách dùng: Mỗi ngày sớm tối, mỗi buổi uống 1 chén, khoảng 20gr.

Chú ý: Phương thuốc này bổ khí bình hòa, thích hợp nhất với người già, sản hậu, người cơ thể suy nhược. Rượu dung nhiều, thì cao táo sẽ loãng một chút.

 

Rượu bổ phần 1 

Trang chủ rượu mơ

VỀ CHÚNG TÔI

Thang Long Brewery tiền thân là Xí nghiệp bia Thăng Long, được thành lập năm 2001 tại Uông Bí, Quảng Ninh. Công Ty TNHH Đồ Uống Truyền Thống Việt Nam (gọi tắt là VTB) là đại diện thương mại của Thang Long Brewery, được thành lập năm 2017. VTB trực tiếp phân phối các sản phẩm rượu đặc sản OCOP Quốc Gia: rượu mơ Yên Tử, rượu ba kích Yên Tử, rượu mơ Song Lộc, rượu gạo Cuốc Lủi. Tập thể cán bộ Công ty luôn mong muốn mang đến khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đồ uống truyền thống Việt Nam đạt chuẩn chất lượng Quốc tế, tốt cho sức khỏe, được làm từ nông sản sạch có nguồn gốc rõ ràng, ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại, giám sát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Quay lại trang chủ Rượu mơ